Câu hỏi 6. Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân?
Đáp. Câu trả lời gồm hai ý lớn
1) Tính tất yếu của liên minh công nông
Qua thực tiễn cách mạng châu Âu, đặc biệt cách mạng Pháp, C.Mác rút ra kết luận, cuộc đấu tranh giành chính quyền của giai cấp công nhân sẽ không giành được thắng lợi nếu nó không được sự ủng hộ của giai cấp nông dân. Công xã Pari (1871) là cuộc cách mạng vô sản, thiết lập nên nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên, nhưng nhà nước đó chỉ tồn tại trong 72 ngày. Khi phân tích nguyên nhân thất bại của công xã, C. Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ, do giai cấp công nhân không liên minh được với giai cấp nông dân nên không tạo ra được cơ sở chính trị-xã hội rộng lớn và vững chắc để bảo vệ chính quyền của giai cấp công nhân. V.I.Lênin làm rõ hơn ý nghĩa chiến lược của vấn đề khi cho rằng, nhân tố cho sự thắng lợi không chỉ ở chỗ giai cấp công nhân đã có tổ chức và chiếm đa số trong dân cư, mà còn ở chỗ giai cấp công nhân có được sự ủng hộ của nông dân hay không. Ông đặc biệt nhấn mạnh tính tất yếu của liên minh công nông trong giai đoạn cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, xây dựng khối liên minh công nông là tất yếu trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, cả trong giai đoạn giành, giữ và sử dụng chính quyền để xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa.
2) Cơ sở khách quan của liên minh công nông
a) Liên minh công nông là nhu cầu nội tại của cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo nên động lực cách mạng, đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, là điều kiện quyết định thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và công cuộc cải tạo và xây dựng xã hội mới;
b) Liên minh công nông xuất phát từ mối liên hệ tự nhiên gắn bó và sự thống nhất lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Cả hai giai cấp đều là những người lao động bị áp bức vì vậy có cùng mục tiêu, nguyện vọng muốn giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất cộng;
c) Liên minh công nông là do sự gắn bó thống nhất giữa sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp- hai ngành sản xuất chính trong xã hội. Nếu không có sự liên minh chặt chẽ giữa công nhân và nông dân thì hai ngành kinh tế này không thể phát triển được.
Câu 1. Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận lý luận cấu thành của nó? |
Câu 2. Sự khác nhau tương đối và sự thống nhất giữa ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác-Lênin? |
Câu 3. Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác? |
Câu 4. Tại sao chúng ta gọi chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa Mác-Lênin? |
Câu 5. Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào cách mạng thế giới? |
Câu 6. Mục đích và yêu cầu của việc học tập, nghiên cứu môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin? |
Câu 7. Vấn đề cơ bản của triết học? |
Câu 8. Bản chất, nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng? |
Câu 9. Khái lược về vai trò (chức năng) thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng? |
Câu 10. Định nghĩa, nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I. Lênin? |
Câu 11. Phương thức, hình thức tồn tại của vật chất? |
Câu 12. Tính thống nhất vật chất của thế giới? |
Câu 13. Nguồn gốc của ý thức? |
Câu 14. Bản chất của ý thức? |
Câu 15. Phân tích thực chất và động cơ tích luỹ tư bản? Mối quan hệ và sự khác nhau giữa tích tụ và tập trung tư bản? Vai trũ của tập trung tư bản trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản? |
Câu 16. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản? í nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này? |
Câu 17. Khái lược về phép biện chứng duy vật? |
Câu 18. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật? ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ nội dung nguyên lý này? |
Câu 19. Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật? |
Câu 20. Cặp phạm trù cái riêng, cái chung của phép biện chứng duy vật? |
Câu 21. Cặp phạm trù nội dung-hình thức của phép biện chứng duy vật? |
Câu 22. Phân tích nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước? |
Câu 23. Tại sao nói quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập nêu nguồn gốc, động lực vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng? |
Câu 24. Tại sao nói quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại nêu cách thức, tính chất phát triển của sự vật, hiện tượng? |
Câu 25. Tại sao nói quy luật phủ định của phủ định nêu khuynh hướng và kết quả phát triển của sự vật, hiện tượng? |
Câu 26. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? |
Câu 27. Con đường biện chứng của nhận thức chân lý? |
Câu 28. Tồn tại xã hội, ý thức xã hội và mối quan hệ biện chứng giữa chúng? |
Câu 29. Sản xuất vật chất và vai trò của nó đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội? |
Câu 30. Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? |
Câu 31. Phân tích nội dung mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng? |
Câu 32. Hình thái kinh tế -xã hội? |
Câu 33. Giai cấp và đấu tranh giai cấp? |
Câu 34. Cách mạng xã hội? |
Câu 35. Vấn đề con người trong chủ nghĩa Mác-Lênin? |