Câu hỏi 31. Phân tích nội dung mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng?
Đáp. Câu trả lời gồm ba ý lớn1) Vị trí, vai trò của quy luật trong học thuyết hình thái kinh tế-xã hội. Mỗi xã hội cụ thể đều có một kiểu quan hệ vật chất, kinh tế nhất định và phù hợp với nó là một kiểu quan hệ tư tưỏng, tinh thần (quan hệ về chính trị, pháp luật, đạo đức, nghệ thuật, khoa học v.v). Những quan hệ tư tưỏng, tinh thần này được thể hiện qua những tổ chức xã hội tương ứng (nhà nước, đảng phái chính trị, toà án, giáo hội và các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức nghề nghiệp v.v). Mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa quan hệ vật chất, kinh tế (cái thứ nhất) với quan hệ tư tưởng, tinh thần (cái thứ hai) trong xã hội được chủ nghĩa duy vật biện chứng phản ánh trong quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng.
2) Khái niệm cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng.
a) Cơ sở hạ tầng(hạ tầng các mối quan hệ vật chất, kinh tế) là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất tạo nên cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.
Các yếu tố của cơ sở hạ tầng. Các yếu tố cơ bản của một cơ sở hạ tầng cụ thể gồm +) Quan hệ sản xuất của phương thức sản xuất trước đó. +) Quan hệ sản xuất của phương thức sản xuất đang tồn tại chủ đạo. +) Quan hệ sản xuất của phương thức sản xuất tương lai. +) Những kiểu quan hệ kinh tế khác. Trong một cơ sở hạ tầng có nhiều thành phần kinh tế, nhiều kiểu quan hệ sản xuất thì quan hệ sản xuất đang thống trị trong xã hội đó giữ vai trò chủ đạo, chi phối các kiểu quan hệ sản xuất khác và các thành phần kinh tế bởi nó quy định tính chất của cơ sở hạ tầng. Sự đối kháng giai cấp và tính chất của sự đối kháng đó bắt nguồn từ cơ sở hạ tầng. Các yếu tố của cơ sở hạ tầng- hệ thống các quan hệ sản xuất của một phương thức sản xuất nhất định- một mặt, trong quan hệ đối với lực lượng sản xuất, giữ vai trò là hình thức kinh tế cho sự duy trì, phát huy và phát triển lực lượng sản xuất đang tồn tại; mặt khác- trong quan hệ đối với các quan hệ chính trị-xã hội, giữ vai trò là cơ sở hình thành kết cấu kinh tế- cơ sở cho sự thiết lập kiến trúc thượng tầng của xã hội.
b) Kiến trúc thượng tầng (thượng tầng các mối quan hệ tư tưởng, chính trị) là +) toàn bộ những quan điểm xã hội (chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học v.v) với +) những thiết chế tương ứng (nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội v.v) và +) những mối quan hệ nội tại giữa các yếu tố đó của kiến trúc thượng tầng. “Toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý, chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hạ tầng hiện thực đó”.
Các yếu tố cơ bản của một kiến trúc thượng tầng gồm +) những quan điểm xã hội và thiết chế tương ứng của giai cấp đang thống trị. +) tàn dư những quan điểm xã hội của xã hội trước. +) quan điểm và tổ chức xã hội của các giai cấp mới ra đời. 4) quan điểm và tổ chức xã hội của các tầng lớp trung gian. Trong đó, những quan điểm xã hội và thiết chế tương ứng của giai cấp đang thống trị quy định tính chất kiến trúc thượng tầng. Bộ phận có quyền lực mạnh nhất của kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp là nhà nước; công cụ vật chất cụ thể của giai cấp thống trị về mặt kinh tế, chính trị và pháp luật. Nhờ có nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới được truyền bá và thống trị được đời sống xã hội. Giai cấp nào thống trị về mặt kinh tế và nắm chính quyền nhà nước thì hệ tư tưởng và các thể chế giai cấp đó cũng giữ địa vị thống trị trong xã hội.
3) Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng
a) Cơ sở hạ tầng quy định kiến trúc thượng tầng. +) Tính chất của kiến trúc thượng tầng do tính chất của cơ sở hạ tầng quy định. Trong các quan hệ xã hội, quan hệ vật chất, kinh tế (cái thứ nhất) quy định quan hệ tinh thần, tư tưởng (cái thứ hai). Mâu thuẫn trong đời sống vật chất, kinh tế, xét cho đến cùng, quy định mâu thuẫn trong đời sống tinh thần, tư tưởng. +) Những biến đổi trong cơ sở hạ tầng sẽ dẫn đến những biến đổi trong kiến trúc thượng tầng. Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm biến đổi quan hệ sản xuất, kéo theo sự biến đổi của cơ sở hạ tầng và thông qua sự biến đổi này, làm biến đổi kiến trúc thượng tầng. Trong đó quan điểm chính trị, pháp luật v.v thay đổi trước; tôn giáo, nghệ thuật v.v biến đổi sau, thậm chí chúng còn được kế thừa trong kiến trúc thượng tầng mới. Sự biến đổi đó diễn ra trong từng hình thái kinh tế-xã hội cụ thể cũng như trong quá trình chuyển hoá từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-xã hội khác, có nghĩa là mỗi hình thái kinh tế-xã hội đều có kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng của riêng mình (là tính lịch sử-cụ thể của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng). +) Sự phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng vào cơ sở hạ tầng phong phú và phức tạp. Bên trong kiến trúc thượng tầng cũng có những mối liên hệ tác động lẫn nhau, đôi khi dẫn đến những biến đổi trong kiến trúc thượng tầng mà không do cơ sở hạ tầng gây nên. Nhưng suy cho đến cùng, mọi sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng đều có cơ sở từ những sự biến đổi trong cơ sở hạ tầng.
b) Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng. Trong đời sống xã hội, các yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều tác động, bằng nhiều hình thức khác nhau, theo những cơ chế khác nhau, ở mức độ này hay ở mức độ kia, ở vai trò này hoặc vai trò khác đối với cơ sở hạ tầng. +) Trong mỗi kiến trúc thượng tầng còn kế thừa một số yếu tố của kiến trúc thượng tầng trước. Các yếu tố chính trị, pháp luật tác động trực tiếp, còn triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học v.v tác động gián tiếp đối với cơ sở hạ tầng, bị các yếu tố chính trị, pháp luật chi phối. +) Trong xã hội có giai cấp, nhà nước là yếu tố vật chất có tác động mạnh nhất đối với cơ sở hạ tầng. Nhà nước kiểm soát xã hội và sử dụng bạo lực, bao gồm những yếu tố vật chất như cảnh sát, toà án, nhà tù để tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp thống trị. Sự tác động tích cực của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng được thể hiện ở chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó; đấu tranh xoá bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ. Trong đó, nhà nước, dựa trên hệ tư tưởng, kiểm soát xã hội và sử dụng bạo lực, bao gồm những yếu tố vật chất như quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tù, để tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp thống trị.
Tác dụng những tác động của kiến trúc thượng tầng lên cơ sở hạ tầng sẽ là tích cực khi tác động đó cùng chiều với sự vận động của các quy luật kinh tế khách quan, nếu trái lại, thì sẽ gây trở ngại cho sự phát triển sản xuất, cản đường phát triển của xã hội. Kiến trúc thượng tầng có tác động mạnh, nhưng không thay thế được yếu tố vật chất, kinh tế; nếu kiến trúc thượng tầng kìm hãm sự phát triển của kinh tế-xã hội thì sớm hay muộn, bằng cách này cách khác, kiến trúc thượng tầng đó sẽ được thay thế bằng kiến trúc thượng tầng mới, thúc đẩy kinh tế-xã hội tiếp tục phát triển.
35 câu phần Triết học
26 câu Kinh tế chính trị
20 câu Chủ nghĩa XH-KH
Vở gì(Bài Giảng)
Đề cương ôn tập
Tài liệu tham khảo
Thông tin hữu ích