Câu hỏi 12. Dân chủ là gì? Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa?
Đáp. Câu trả lời gồm hai ý lớn
1) Dân chủ là gì?
a) Dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử xã hội loài người; là nhu cầu khách quan của con người. Với tư cách là quyền lực của nhân dân, dân chủ là sự phản ánh những giá trị nhân văn; là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động chống lại áp bức, bất công và bóc lột.
b) Dân chủ với tư cách là một phạm trù chính trị, gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền thì sẽ không có dân chủ phi giai cấp, dân chủ chung chung. Trái lại, mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất giai cấp thống trị xã hội.
c) Dân chủ còn là sản phẩm của quá trình vươn lên của con người trong quá trình làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân. Dân chủ phản ánh trạng thái, mức độ giải phóng con người trong tiến trình phát triển của xã hội, thể hiện thực chất mối quan hệ giữa người với người được duy trì theo quan niệm về nguyên tắc bình đẳng. Xét ở góc độ này, dân chủ phản ánh những giá trị nhân văn, nhân đạo trong quá trình giải phóng con người và tiến bộ xã hội.
2) Đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa
a) Với tư cách là một chế độ được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa đảm bảo mọi quyền lực thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Vì vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa mang bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
b) Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội. Đây là đặc trưng kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng này được hình thành và bộc lộ ngày càng đầy đủ cùng với quá trình hình thành và hoàn thiện nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
c) Trên cơ sở sự kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của toàn xã hội (do nhà nước của giai cấp công nhân đại diện), nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới
d) Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử nhưng vẫn là nền dân chủ mang tính giai cấp của giai cấp công nhân- dân chủ đi đôi với kỷ cương, kỷ luật, với trách nhiệm của công dân trước pháp luật.
Câu 1. Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận lý luận cấu thành của nó? |
Câu 2. Sự khác nhau tương đối và sự thống nhất giữa ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác-Lênin? |
Câu 3. Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác? |
Câu 4. Tại sao chúng ta gọi chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa Mác-Lênin? |
Câu 5. Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào cách mạng thế giới? |
Câu 6. Mục đích và yêu cầu của việc học tập, nghiên cứu môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin? |
Câu 7. Vấn đề cơ bản của triết học? |
Câu 8. Bản chất, nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng? |
Câu 9. Khái lược về vai trò (chức năng) thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng? |
Câu 10. Định nghĩa, nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I. Lênin? |
Câu 11. Phương thức, hình thức tồn tại của vật chất? |
Câu 12. Tính thống nhất vật chất của thế giới? |
Câu 13. Nguồn gốc của ý thức? |
Câu 14. Bản chất của ý thức? |
Câu 15. Phân tích thực chất và động cơ tích luỹ tư bản? Mối quan hệ và sự khác nhau giữa tích tụ và tập trung tư bản? Vai trũ của tập trung tư bản trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản? |
Câu 16. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản? í nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này? |
Câu 17. Khái lược về phép biện chứng duy vật? |
Câu 18. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật? ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ nội dung nguyên lý này? |
Câu 19. Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật? |
Câu 20. Cặp phạm trù cái riêng, cái chung của phép biện chứng duy vật? |
Câu 21. Cặp phạm trù nội dung-hình thức của phép biện chứng duy vật? |
Câu 22. Phân tích nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước? |
Câu 23. Tại sao nói quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập nêu nguồn gốc, động lực vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng? |
Câu 24. Tại sao nói quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại nêu cách thức, tính chất phát triển của sự vật, hiện tượng? |
Câu 25. Tại sao nói quy luật phủ định của phủ định nêu khuynh hướng và kết quả phát triển của sự vật, hiện tượng? |
Câu 26. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? |
Câu 27. Con đường biện chứng của nhận thức chân lý? |
Câu 28. Tồn tại xã hội, ý thức xã hội và mối quan hệ biện chứng giữa chúng? |
Câu 29. Sản xuất vật chất và vai trò của nó đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội? |
Câu 30. Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? |
Câu 31. Phân tích nội dung mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng? |
Câu 32. Hình thái kinh tế -xã hội? |
Câu 33. Giai cấp và đấu tranh giai cấp? |
Câu 34. Cách mạng xã hội? |
Câu 35. Vấn đề con người trong chủ nghĩa Mác-Lênin? |