Giai cấp và đấu tranh giai cấp?



Câu hỏi 33. Giai cấp và đấu tranh giai cấp?

Đáp. Câu trả lời gồm ba ý lớn
1) Giai cấp là một phạm trù kinh tế-xã hội có tính lịch sử; luôn biến đổi cùng với sự biến đổi của lịch sử. Học thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin là công cụ lý luận để tìm hiểu bản chất xã hội có giai cấp và xây dựng xã hội không có giai cấp. Nội dung lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp do C.Mác đưa ra vào năm 1852, theo đó a) Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển nhất định của sản xuất. b) Đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến chuyên chính vô sản. c) Bản thân nền chuyên chính này chỉ là bước quá độ tiến tới thủ tiêu tất cả mọi giai cấp và tiến tới xã hội không có giai cấp. Như vậy, các giai cấp chỉ tồn tại trong những giai đoạn nhất định của lịch sử, trong mỗi phương thức sản xuất cụ thể.
2) Định nghĩa giai cấp."Người ta gọi là giai cấp những tập đoàn người to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hay nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế-xã hội nhất định". Như vậy, sự khác nhau về địa vị trong chế độ kinh tế-xã hội giữa các tập đoàn người dẫn đến việc tập đoàn này dùng địa vị đó của mình để chiếm đoạt sức lao động của tập đoàn khác tạo nên bản chất những xung đột giai cấp trong xã hội có đối kháng giai cấp.
Ngoài giai cấp, trong xã hội còn có tầng lớp, đẳng cấp. Tầng lớp bình dân trong xã hội nô lệ; tầng lớp tiểu tư sản trong xã hội tư bản; tầng lớp trí thức luôn có vai trò quan trọng về kinh tế-xã hội, chính trị-văn hoá trong tất cả các xã hội trong lịch sử. Đẳng cấp được phân chia từ giai cấp, khác nhau về địa vị thực tế trong xã hội và địa vị pháp lý trong nhà nước. Nhưng sự phân chia tầng lớp, đẳng cấp không thể hiện được bản chất của những tập đoàn người trong xã hội.
3) Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự vận động, phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp. Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định đấu tranh giai cấp là quy luật vận động của xã hội có đối kháng giai cấp. Đó là cuộc đấu tranh giữa người bị áp bức chống lại kẻ áp bức; người bị bóc lột chống lại kẻ bóc lột mà đỉnh cao là cách mạng xã hội.
a) Định nghĩa đấu tranh giai cấp.“Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống lại bộ phận khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động chống lại bọn có đặc quyền, đặc lợi và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”. Như vậy, thực chất đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau (lợi ích cơ bản là những giá trị vật chất và tinh thần để thoả mãn nhu cầu nhất định của một giai cấp). Do sự đối lập về lợi ích mang tính đối kháng nên đấu tranh giai cấp là tất yếu
b) Các hình thức đấu tranh giai cấp là đấu tranh kinh tế; đấu tranh tư tưởng và đấu tranh chính trị. Muốn giải phóng về kinh tế, phải đấu tranh tư tưởng và tiến lên đấu tranh chính trị để giành chính quyền. “Bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng là một cuộc đấu tranh chính trị”. Trong cuộc đấu tranh giai cấp, mỗi giai cấp đều muốn tập hợp quanh mình những giai cấp khác, phù hợp về lợi ích cơ bản, lâu dài hoặc có thể là những lợi ích không cơ bản và tạm thời. Đó là liên minh giai cấp trong đấu tranh giai cấp và liên minh giai cấp là một yếu tố tất yếu trong đấu tranh giai cấp.
c) Vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội có đối kháng giai cấp của đấu tranh giai cấp. Chúng ta thấy rằng, khi sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến tới mức độ mà quan hệ sản xuất trở thành vật cản của sự phát triển đó thì xẩy ra mâu thuẫn giữa chúng với nhau. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, do lợi ích giai cấp, giai cấp thống trị bằng mọi cách để bảo vệ, duy trì quan hệ sản xuất đang mang lại lợi ích cho mình, nên giai cấp đó dùng mọi biện pháp, trong đó có biện pháp sử dụng bộ máy nhà nước để trấn áp những giai cấp mới đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến hơn. Xây dựng quan hệ sản xuất mới, mở đường cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển, là giải quyết mâu thuẫn trên; xác lập phương thức sản xuất mới, thúc đẩy xã hội phát triển là mục đích của đấu tranh giai cấp. Muốn thiết lập quan hệ sản xuất mới, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì phải thông qua đấu tranh giai cấp. Cuộc đấu tranh ấy sẽ dẫn đến cách mạng xã hội để xoá bỏ giai cấp đại diện cho quanhệ sản xuất đang thống trị. Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự vận động và phát triển của xã hội do tính chất, trình độ phát triển của đấu tranh giai cấp quy định. Có cuộc cách mạng xã hội chỉ thay thế hình thức áp bức, bóc lột, cai trị; có cuộc cách mạng giải phóng giai cấp bị bóc lột, cai trị khi đồng thời giải phóng cả giai cấp bóc lột, cai trị, do đó giải phóng toàn xã hội khỏi bóc lột, cai trị.
Có thể nói, các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội có đối kháng giai cấp đều xuất phát từ lợi ích kinh tế, nhằm giải quyết vấn đề kinh tế và từ vấn đề này giải quyết những vấn đề khác để thúc đẩy xã hội phát triển. Bởi vậy, đấu tranh giai cấp là phương pháp cơ bản, là đầu tàu của lịch sử, là đòn bẩy để thay đổi hình thái kinh tế-xã hội, là động lực để thúc đẩy sự phát triển các mặt khác nhau của đời sống xã hội.


35 câu phần Triết học
Câu 1. Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận lý luận cấu thành của nó?
Câu 2. Sự khác nhau tương đối và sự thống nhất giữa ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác-Lênin?
Câu 3. Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác?
Câu 4. Tại sao chúng ta gọi chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa Mác-Lênin?
Câu 5. Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào cách mạng thế giới?
Câu 6. Mục đích và yêu cầu của việc học tập, nghiên cứu môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin?
Câu 7. Vấn đề cơ bản của triết học?
Câu 8. Bản chất, nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng?
Câu 9. Khái lược về vai trò (chức năng) thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng?
Câu 10. Định nghĩa, nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I. Lênin?
Câu 11. Phương thức, hình thức tồn tại của vật chất?
Câu 12. Tính thống nhất vật chất của thế giới?
Câu 13. Nguồn gốc của ý thức?
Câu 14. Bản chất của ý thức?
Câu 15. Phân tích thực chất và động cơ tích luỹ tư bản? Mối quan hệ và sự khác nhau giữa tích tụ và tập trung tư bản? Vai trũ của tập trung tư bản trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản?
Câu 16. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản? í nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này?
Câu 17. Khái lược về phép biện chứng duy vật?
Câu 18. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật? ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ nội dung nguyên lý này?
Câu 19. Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật?
Câu 20. Cặp phạm trù cái riêng, cái chung của phép biện chứng duy vật?
Câu 21. Cặp phạm trù nội dung-hình thức của phép biện chứng duy vật?
Câu 22. Phân tích nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước?
Câu 23. Tại sao nói quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập nêu nguồn gốc, động lực vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng?
Câu 24. Tại sao nói quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại nêu cách thức, tính chất phát triển của sự vật, hiện tượng?
Câu 25. Tại sao nói quy luật phủ định của phủ định nêu khuynh hướng và kết quả phát triển của sự vật, hiện tượng?
Câu 26. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
Câu 27. Con đường biện chứng của nhận thức chân lý?
Câu 28. Tồn tại xã hội, ý thức xã hội và mối quan hệ biện chứng giữa chúng?
Câu 29. Sản xuất vật chất và vai trò của nó đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội?
Câu 30. Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất?
Câu 31. Phân tích nội dung mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng?
Câu 32. Hình thái kinh tế -xã hội?
Câu 33. Giai cấp và đấu tranh giai cấp?
Câu 34. Cách mạng xã hội?
Câu 35. Vấn đề con người trong chủ nghĩa Mác-Lênin?
26 câu Kinh tế chính trị
Câu 1. Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá?
Câu 2. Phân tích hàng hoá và hai thuộc tớnh của hàng hoỏ. í nghĩa thực tiễn của vấn đề này đối với Việt Nam hiện nay?
Câu 3. Phân tích tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoỏ và ý nghĩa của phát hiện này đối với việc xây dựng lý luận giá trị lao động?
Câu 4. Phân tích mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá với tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá?
Câu 5. Phân tích lượng giá trị của hàng hoá và các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá?
Câu 6. Phân tích nguồn gốc và bản chất của tiền?
Câu 7. Phân tích các chức năng của tiền?
Câu 8. Phân tích nội dung và tỏc dụng của quy luật giỏ trị. í nghĩa của vấn đề này đối với nước ta hiện nay?
Câu 9. Phân tích sự chuyển hoá của tiền tệ thành tư bản. Theo anh (chị) điều kiện gỡ quyết định tiền tệ biến thành tư bản. Vỡ sao?
Câu 10. Phân tích hàng hoá sức lao động và ý nghĩa của lý luận này đối với lý luận giá trị thặng dư?
Câu 11. Phân tích quá trinh sản xuất giá trị thặng dư và nhận xét quỏ trỡnh sản xuất đó?
Câu 12. Cơ sở và ý nghĩa của việc phõn chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến?
Câu 13. Phân tích hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản. í nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiờn cứu vấn đề này?
Câu 14. So sánh giá trị thặng dư với lợi nhuận, tỷ suất giá trị thặng dư với tỷ suất lợi nhuận?
Câu 15. Phân tích thực chất và động cơ tích luỹ tư bản? Mối quan hệ và sự khác nhau giữa tích tụ và tập trung tư bản? Vai trũ của tập trung tư bản trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản?
Câu 16. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản? í nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này?
Câu 17. Trình bày khái niệm chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Sự xuất hiện các khái niệm trên đó che đậy bản chất và nguồn gốc của chúng như thế nào?
Câu 18. Phân tích sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bỡnh quõn và giỏ cả sản xuất? í nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này?
Câu 19. Phân tích những nội dung cơ bản về sự hỡnh thành cụng ty cổ phần và thị trường chứng khoán? í nghĩa thực tiễn của việc nghiờn cứu vấn đề này ở nước ta hiện nay?
Câu 20. Phân tích bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa và cỏc hỡnh thức địa tô? í nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này?
Câu 21. Phân tích sự hình thành địa tô chênh lệch? Phân biệt địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II? í nghĩa của việc nghiên cứu địa tô chêng lệch II?
Câu 22. Phân tích nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước?
Câu 23. Tại sao nói chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn độc quyền là chủ nghĩa tư bản của tư bản tài chính?
Câu 24. Thể hiện sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thăng dư trong giai đoạn độc quyền chủ nghĩa tư bản?
Câu 25. Phân tích nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước? Những biểu hiện chủ yếu của nó?
Câu 26. Phân tích vai trũ và giới hạn của chủ nghĩa tư bản?
20 câu Chủ nghĩa XH-KH
Câu 1. Khái niệm giai cấp công nhân?
Câu 2. Nội dung và điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?
Câu 3. Quy luật hình thành, phát triển của Đảng Cộng sản và vai trò của nó trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?
Câu 4. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và nguyên nhân của nó?
Câu 5. Nội dung của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa?
Câu 6. Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân?
Câu 7. Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân?
Câu 8. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa?
Câu 9. Tính tất yếu, đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
Câu 10. Đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa?
Câu 11. Tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa?
Câu 12. Dân chủ là gì? Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa?
Câu 13. Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa?
Câu 14. Những đặc trưng của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa?
Câu 15. Trình bày tính tất yếu và những nội dung cơ bản trong xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa?
Câu 16. Dân tộc là gì? Nội dung Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin?
Câu 17. Phân tích bản chất, nguồn gốc của tôn giáo?
Câu 18. Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội? Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo?
Câu 19. Sự ra đời hệ thống xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của nó?
Câu 20. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết?