Câu 40: Phân tích tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về việc xác định cơ cấu kinh tế ở nƣớc ta.
Trả lời :
Nước ta là một nước lạc hậu, qua nhiều năm chiến tranh lực lượng sản xuất chưa phát triển, cần làm kinh tế nhiều thành phần để đảm bảo đời sống nhân dân, cung cấp kịp thời cho kháng chiến. Do đó tất yếu phải phát triển kinh tế nhiều thành phần.
Năm 1953, Hồ Chí Minh đã nói: Nước ta còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế tại vùng tự do. Đó là:
+ Kinh tế địa chủ, phong kiến bóc lột địa tô.
+ Kinh tế quốc doanh có tích chất XHCN
+ Kinh tế HTX tiêu thụ, HTX cung cấp, các tổ đổi công ở nông thôn có tính chất nửa XHCN
+ Kinh tế cá nhân của nhân dân và thợ thủ công mỹ nghệ
+ Kinh tế tư bản tư nhân
+ Kinh tế tư bản quốc gia (tư bản nhà nước)
Do vậy, mục tiêu ban đầu của 6 thành phần kinh tế đó là làm sao cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, làm cho dân được học hành.
Để duy trì 6 thành phần kinh tế, Hồ Chí Minh đã đưa ra 4 chính sách mấu chốt:
+ Công tư đều lợi.
+ Chủ thợ đều lợi.
+ Công nông đều lợi.
+ Lưu thông trong ngoài.
Khi chế độ dân chủ mới ở nước ta ngày càng phát triển, thành phần kinh tế phong kiến địa chủ bị tiêu diệt .Vì vậy trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN chỉ còn 5 thành phần kinh tế xếp theo thứ tự sau:
A.Kinh tế quốc doanh
B.Các hợp tác xã
C.Kinh tế cá nhân, nông dân, thợ thủ công
D.Tư bản tư nhân
E.Tư bản nhà nước công tư hợp danh
Theo Hồ Chí Minh, nền kinh tế nhiều thành phần tồn tại suốt thời kì quá độ là vì 2 lý do sau:
- Các thành phần kinh tế cũng là sự biểu hiện của các quan hệ sản xuất khác nhau.
- Khi chế độ xã hội đang trong quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Nó đảm bảo sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất còn manh mún. Những mảnh vụn ấy của xã hội cũ sẽ được cải tạo chuyển dần lên CNXH.
* Nếu hỏi vận dụng trình bày thêm
Tiếp tục tư tưởng HCM, ĐH IX của Đảng khẳng định: Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hànhtheo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
Ngoài 5 thành phần kinh tế trên, ĐH IX khẳng định thêm 1 thành phần kinh tế mới là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nó sẽ giúp ta kêu gọi và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều. Đến ĐH X, Đảng đã ghép kinh tế tư bản vào với kinh tế tư nhân cho nên chỉ còn 5 thành phần kinh tế.
Tư tưởng phát triển nhiều thành phần kinh tế của HCM ko chỉ đáp ứng kịp thời cho cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc mà còn là tư tưởng chiến lược về xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta
Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nề kinh tế nhiều thành phần của HCM vẫn là tư tưởng chỉ đạo rất quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Câu 5: Phân tích vai trò của tinh hoa văn hóa nhân loại đối với sự hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trả lời
Từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã được tiếp thu văn hóa phương đông. Sau này, trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã có một vốn hiểu biết văn hóa Đông - Tây kim cổ uyên bác. Người đã kế thừa có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu thêm kiến thức của mình.
- Về Nho giáo, Người hiểu rõ những bất cập của Nho giáo như duy tâm, lạc hậu, tư tưởng đẳng cấp, khinh thường lao động tay chân, khinh thường phụ nữ... Tuy nhiên, người cũng chỉ ra những điều hay của Nho giáo như triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, lý tưởng về một xã hội bình trị, một thế giới đại đồng, triết lý nhân sinh, tu thân dưỡng tính, tư tưởng đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học... Đó chính là những yếu tố tích cực của Nho giáo đã được Hồ ChíMinh khai thác xây dựng tư tưởng của mình.
- Về Phật giáo, Phật giáo là tôn giáo, mà theo Người nhận xét: Tôn giáo là duy tâm. Do đó, Phật giáo cũng có tính chất 2 mặt. Mặt tiêu cực là thủ tiêu đấu tranh, khuất phục trước kẻ thù, an bài với số phận. Những mặt tích cực cần được khai thác đó là tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thế thương thân; Phật giáo cũng dạy con người nếp sống có đạo đức, trong sạch,giản dị, chăm lo làm điều thiện, để cao lao động, chống lười biếng. Phật giáo có tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ,chất phác, chống lại mọi phân biệt đẳng cấp, chủ trương khuyến khích con người tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dân tộc.
- Về chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn, người tìm thấy những điều thích hợp với Việt Nam, đó là độc lập, tự do và hạnh phúc
1. Trình bày khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh |
2. Điều kiện lịch sử - xã hội Việt nam và thế giới ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào? |
3. Phân tích ảnh hưởng của truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh |
4. Phân tích vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh |
5. Phân tích vai trò của nhân tố chủ quan (các phẩm chất riêng của Người) trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh |
6. Hãy trình bày các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. |
7. Dựa trên cơ sở nào để khẳng định đến năm 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được hình thành về cơ bản |
8. Hãy nêu phương pháp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh? |
10. Hãy kể tên các tác phẩm, bài viết lớn của Hồ Chí Minh |
11. Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. |
12. Chứng minh rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền của các dân tộc vừa mang tính cách mạng, khoa học vừa mang tính nhân văn sâu sắc. |
13. Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. |
14. Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. |
15. Vì sao phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vào sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta |
16. Không có gì quý hơn độc lập, tự do hay còn có gì quý hơn độc lập tự do? Chứng minh. |
17. Phân tích nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội |
18. Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội. |
19. Nhận thức của anh (hay chị) về quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của |
20. Phân tích tính tất yếu của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam |
21. Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. |
22. Nêu phương hướng vận dụng và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. |
23. Bằng kiến thức tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được liên hệ với cuộc sống của bản thân, hãy phác thảo những nét lớn về cuộc sống trong tương lai của bạn và phương hướng thực hiện. |
24. Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về khối đại đoàn kết dân tộc |
25. Hãy làm rõ những quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc? Trong công cuộc đổi mới hiện nay, chúng ta vận dụng và phát triển quan điểm đó như thế nào? |
27. Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác mặt trận trong giai đoạn hiện nay. |
28. Hãy làm rõ quá trình nhận thức của Hồ Chí Minh về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại? |
29. Hãy phân tích những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại? |
30. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, được Đảng ta vận dụng và phát triển như thế nào? |
31. Hãy phân tích quy luật ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam theo quan điểm của Hồ Chí Minh |
32. Vì sao Hồ Chí Minh lại khẳng định: Đảng là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng Việt Nam tới thắng lợi. |
33. Giải thích quan điểm của Hồ Chí Minh: "Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam". |
34. Hãy phân tích những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Trong bối cảnh hiện nay những vấn đề gì trong công tác xây dựng Đảng đòi hỏi chúng ta cần đặc biệt quan tâm? |
35. Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam phải luôn luôn giữ vững mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân? |
36. Vì sao Hồ Chí Minh lại khẳng định: Đảng phải thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn ? |
37. Hãy trình bày cơ sở và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân. |
38. Hãy phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước? |
39. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với hợp tác kinh tế quốc tế. |
40. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xác định cơ cấu kinh tế ở nước ta. |
41. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh trong việc xác định tốc độ xây dựng và phát triển của nền kinh tế xã hội ở nước ta từ thời kỳ miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội. |
42. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng kế hoạch quản lý kinh tế. |
43. Vai trò và phẩm chất của người cán bộ quản lý kinh tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh. |
44. Phương hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế và quản lý kinh tế vào sự nghiệp đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay được đặt ra như thế nào? |
45. Vì sao khi xây dựng những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới, Hồ Chí Minh thường sử dụng những khái niệm đạo đức của Nho giáo? |
46. Hãy phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của Đạo đức. |
47. Hãy trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới? ý nghĩa của quan điểm này đối với công cuộc chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu ở nước ta hiện nay? |
48. Phân tích nguồn gốc hình thành tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. |
49. Phân tích khái niệm "con người" trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. |
50. Lòng thương yêu vô hạn của Hồ Chí Minh đối với con người được thể hiện như thế nào? |
51. Tại sao có thể khẳng định: điểm nổi bật trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là sự khoan dung rộng lớn. |
52. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh: con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng. |
53. Hãy làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất và chức năng văn hoá. |
54. Hãy phân tích các quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về các lĩnh vực chính của văn hóa. |
55. Hãy làm rõ sự vận dụng và phát triển tư tưởng văn hoá của Hồ Chí Minh với việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc? |