Hãy làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất và chức năng văn hoá


Câu 53 : Hãy làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất và chức năng văn hoá.

Trả lời :
Những quan điểm chung của Hồ Chí Minh về văn hoá
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
1. Quan điểm về tính chất của nền văn hoá.
Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, nền văn hoá thể hiện:
- Tính dân tộc, đặc tính dân tộc hay cốt cách dân tộc là cái tinh tuý, đặc trưng riêng của văn hoá dân tộc. Cốt cách văn hoá dân tộc không phải “nhất thành bất biến”, mà có phát triển và bổ sung nét mới.
- Tính khoa học của nền văn hoá thuận với trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại: hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Những người làm văn hoá phải có trí tuệ, hiểu biết khoa học tiên tiến, phải có chiến lược xây dựng văn hoá mang tầm thời đại.
- Tính đại chúng của nền văn hoá là phục vụ nhân dân, phù hợp nguyện vọng của nhân dân, đậm đà tính nhân văn.
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá thể hiện:
- Nội dung xã hội chủ nghĩa: tiên tiến, tiến bộ, khoa học, hiện đại, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
- Tính dân tộc của nền văn hoá là giữ gìn, kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, phù hợp với điều kiện lịch sử mới.

2. Quan điểm về chức năng của văn hoá.
- Một là, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người. Người thường xuyên quan tâm đến bồi dưỡng lý tưởng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đó là chức năng cao quý của văn hoá. Hồ Chí Minh nói phải làm cho văn hoá soi đường cho quốc dân đi, đi sâu vào tâm lý quốc dân, để xây dựng tình cảm lớn cho con người.
- Hai là, nâng cao dân trí, “mọi người phải hiểu biết quyền lợi của mình... phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” Khi miền Bắc quá độ lên CNXH, Người nói “chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống vui tươi hạnh phúc.”

- Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới chân- thiện- mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân mình.


Tổng hợp Các câu hỏi
1. Trình bày khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
2. Điều kiện lịch sử - xã hội Việt nam và thế giới ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào?
3. Phân tích ảnh hưởng của truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
4. Phân tích vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
5. Phân tích vai trò của nhân tố chủ quan (các phẩm chất riêng của Người) trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
6. Hãy trình bày các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
7. Dựa trên cơ sở nào để khẳng định đến năm 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được hình thành về cơ bản
8. Hãy nêu phương pháp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh?
10. Hãy kể tên các tác phẩm, bài viết lớn của Hồ Chí Minh
11. Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc.
12. Chứng minh rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền của các dân tộc vừa mang tính cách mạng, khoa học vừa mang tính nhân văn sâu sắc.
13. Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
14. Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
15. Vì sao phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vào sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta
16. Không có gì quý hơn độc lập, tự do hay còn có gì quý hơn độc lập tự do? Chứng minh.
17. Phân tích nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
18. Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội.
19. Nhận thức của anh (hay chị) về quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của
20. Phân tích tính tất yếu của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
21. Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
22. Nêu phương hướng vận dụng và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
23. Bằng kiến thức tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được liên hệ với cuộc sống của bản thân, hãy phác thảo những nét lớn về cuộc sống trong tương lai của bạn và phương hướng thực hiện.
24. Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về khối đại đoàn kết dân tộc
25. Hãy làm rõ những quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc? Trong công cuộc đổi mới hiện nay, chúng ta vận dụng và phát triển quan điểm đó như thế nào?
27. Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác mặt trận trong giai đoạn hiện nay.
28. Hãy làm rõ quá trình nhận thức của Hồ Chí Minh về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại?
29. Hãy phân tích những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại?
30. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, được Đảng ta vận dụng và phát triển như thế nào?
31. Hãy phân tích quy luật ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam theo quan điểm của Hồ Chí Minh
32. Vì sao Hồ Chí Minh lại khẳng định: Đảng là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng Việt Nam tới thắng lợi.
33. Giải thích quan điểm của Hồ Chí Minh: "Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam".
34. Hãy phân tích những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Trong bối cảnh hiện nay những vấn đề gì trong công tác xây dựng Đảng đòi hỏi chúng ta cần đặc biệt quan tâm?
35. Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam phải luôn luôn giữ vững mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân?
36. Vì sao Hồ Chí Minh lại khẳng định: Đảng phải thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn ?
37. Hãy trình bày cơ sở và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
38. Hãy phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước?
39. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với hợp tác kinh tế quốc tế.
40. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xác định cơ cấu kinh tế ở nước ta.
41. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh trong việc xác định tốc độ xây dựng và phát triển của nền kinh tế xã hội ở nước ta từ thời kỳ miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
42. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng kế hoạch quản lý kinh tế.
43. Vai trò và phẩm chất của người cán bộ quản lý kinh tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
44. Phương hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế và quản lý kinh tế vào sự nghiệp đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay được đặt ra như thế nào?
45. Vì sao khi xây dựng những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới, Hồ Chí Minh thường sử dụng những khái niệm đạo đức của Nho giáo?
46. Hãy phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của Đạo đức.
47. Hãy trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới? ý nghĩa của quan điểm này đối với công cuộc chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu ở nước ta hiện nay?
48. Phân tích nguồn gốc hình thành tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
49. Phân tích khái niệm "con người" trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
50. Lòng thương yêu vô hạn của Hồ Chí Minh đối với con người được thể hiện như thế nào?
51. Tại sao có thể khẳng định: điểm nổi bật trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là sự khoan dung rộng lớn.
52. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh: con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng.
53. Hãy làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất và chức năng văn hoá.
54. Hãy phân tích các quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về các lĩnh vực chính của văn hóa.
55. Hãy làm rõ sự vận dụng và phát triển tư tưởng văn hoá của Hồ Chí Minh với việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?