Nhận thức của anh (hay chị) về quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của


Câu 19: Nhận thức của anh (hay chị) về quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội.


Trả lời:
a. Mục tiêu cơ bản
+ Mục tiêu chung, đó là độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân. “Tôi chỉ có một ham muốn…”. Chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”. Hoặc “không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân”. Đây là mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội theo quan niệm của Hồ Chí Minh đã khẳng định tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với các chế độ đã tồn tại trong lịch sử là chỉ ra nhiệm vụ giải phóng con người một cách toàn diện.
Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là lâu dài, Hồ Chí Minh cho rằng: “chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta….”, Đề cập đến các mục tiêu cụ thể:
+ Mục tiêu chính trị: là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước là của dân, do dân và vì dân.
+ Mục tiêu kinh tế: Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công-nông nghiệp hiện đại, khoa học - kỹ thuật tiên tiến, bóc lột bị xoá bỏ dần, cải thiện đời sống. Kết hợp các lợi ích.
+ Mục tiêu văn hoá - xã hội: văn hoá là mục tiêu cơ bản, xoá mù chữ, phát triển nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, nâng cao dân trí…
+ Mục tiêu con người: Theo Hồ Chí Minh, CNXH là công trình tập thể của nhân dân. Do đó, nếu không có con người thì sẽ không có CNXH.
Trước hết, để xây dựng CNXH thì phải có con người XHCN. Đó là con người có lý tưởng XHCN, đấu tranh cho lý tưởng của CNXH.
Thứ hai, con người XHCN phải luôn gắn tài năng với đạo đức. Người quan niệm: Có tài mà không có đức là hỏng. Có đức mà không có tài thì không thể làm việc được.
b. Về động lực của CNXH
+ Phát huy các nguồn động lực về vật chất và tư tưởng cho việc xây dựng CNXH: vốn, khoa học công nghệ, con người (năng lực của con người); trong đó lấy con người làm động lực quan trọng và quyết định. “CNXH chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người” (tr. 495 T-8). Nòng cốt là công – nông – trí thức.
Phát huy động lực con người trên cả hai phương diện: cộng đồng và cá nhân. Phát huy động lực của cộng đồng là phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết - động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Phát huy sức mạnh của cá nhân trên cơ sở kích thích hành động gắn liền với lợi ích vật chất chính đáng của người lao động; “phải chăm nom đến chỗ ăn, chỗ ở, việc làm của nhân dân”. “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi”.
Hồ Chí Minh coi trọng động lực về kinh tế, phát triển sản xuất, kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc lợi dân, gắn liền với phát triển kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - xã hội. Tác động cả về chính trị và tinh thần trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động và ý thức làm chủ, Hồ Chí Minh cũng quan tâm đến văn hoa, khoa học, giáo dục. Đó là những động lực bên trong, tiềm tàng của sự phát triển. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng nhất là trong vấn đề thực hiện công bằng xã hội phải theo nguyên tắc: “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”. Tránh bình quân, Bác nêu khẩu hiệu 3 khoán và 1 thưởng. Thưởng phạt công minh. “Khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội…”. Sử dụng vai trò điều chỉnh các nhân tố tinh thần khác như: văn hoá, đạo đức, pháp luật đối với hoạt động của con người. Đó là những động lực bên trong quan trọng.
Ngoài ra Hồ Chí Minh còn nêu các động lực bên ngoài như kết hợp với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, sử dụng những thành quả khoa học kỹ thuật thế giới.
+ Nét độc đáo trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh là chỉ ra yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn lực vốn có của chủ nghĩa xã hội. Đó là các lực cản:
Căn bệnh thoái hoá, biến chất của cán bộ;
Chống chủ nghĩa cá nhân; Bác coi đó là kẻ thù hung ác của CNXH.
Chống tham ô lãng phí; Bác coi đó là bạn đồng minh của thực dân phong kiến.

Chống bè phái mất đoàn kết nội bộ; chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều; chống lười biếng... Theo Bác các căn bệnh trên sẽ phá hoại đạo đức cách mạng, làm suy giảm uy tín và ngăn trở sự nghiệp cách mạng của Đảng, Bác gọi đó là giặc nội xâm.


Tổng hợp Các câu hỏi
1. Trình bày khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
2. Điều kiện lịch sử - xã hội Việt nam và thế giới ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào?
3. Phân tích ảnh hưởng của truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
4. Phân tích vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
5. Phân tích vai trò của nhân tố chủ quan (các phẩm chất riêng của Người) trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
6. Hãy trình bày các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
7. Dựa trên cơ sở nào để khẳng định đến năm 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được hình thành về cơ bản
8. Hãy nêu phương pháp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh?
10. Hãy kể tên các tác phẩm, bài viết lớn của Hồ Chí Minh
11. Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc.
12. Chứng minh rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền của các dân tộc vừa mang tính cách mạng, khoa học vừa mang tính nhân văn sâu sắc.
13. Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
14. Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
15. Vì sao phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vào sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta
16. Không có gì quý hơn độc lập, tự do hay còn có gì quý hơn độc lập tự do? Chứng minh.
17. Phân tích nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
18. Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội.
19. Nhận thức của anh (hay chị) về quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của
20. Phân tích tính tất yếu của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
21. Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
22. Nêu phương hướng vận dụng và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
23. Bằng kiến thức tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được liên hệ với cuộc sống của bản thân, hãy phác thảo những nét lớn về cuộc sống trong tương lai của bạn và phương hướng thực hiện.
24. Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về khối đại đoàn kết dân tộc
25. Hãy làm rõ những quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc? Trong công cuộc đổi mới hiện nay, chúng ta vận dụng và phát triển quan điểm đó như thế nào?
27. Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác mặt trận trong giai đoạn hiện nay.
28. Hãy làm rõ quá trình nhận thức của Hồ Chí Minh về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại?
29. Hãy phân tích những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại?
30. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, được Đảng ta vận dụng và phát triển như thế nào?
31. Hãy phân tích quy luật ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam theo quan điểm của Hồ Chí Minh
32. Vì sao Hồ Chí Minh lại khẳng định: Đảng là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng Việt Nam tới thắng lợi.
33. Giải thích quan điểm của Hồ Chí Minh: "Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam".
34. Hãy phân tích những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Trong bối cảnh hiện nay những vấn đề gì trong công tác xây dựng Đảng đòi hỏi chúng ta cần đặc biệt quan tâm?
35. Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam phải luôn luôn giữ vững mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân?
36. Vì sao Hồ Chí Minh lại khẳng định: Đảng phải thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn ?
37. Hãy trình bày cơ sở và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
38. Hãy phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước?
39. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với hợp tác kinh tế quốc tế.
40. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xác định cơ cấu kinh tế ở nước ta.
41. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh trong việc xác định tốc độ xây dựng và phát triển của nền kinh tế xã hội ở nước ta từ thời kỳ miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
42. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng kế hoạch quản lý kinh tế.
43. Vai trò và phẩm chất của người cán bộ quản lý kinh tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
44. Phương hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế và quản lý kinh tế vào sự nghiệp đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay được đặt ra như thế nào?
45. Vì sao khi xây dựng những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới, Hồ Chí Minh thường sử dụng những khái niệm đạo đức của Nho giáo?
46. Hãy phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của Đạo đức.
47. Hãy trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới? ý nghĩa của quan điểm này đối với công cuộc chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu ở nước ta hiện nay?
48. Phân tích nguồn gốc hình thành tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
49. Phân tích khái niệm "con người" trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
50. Lòng thương yêu vô hạn của Hồ Chí Minh đối với con người được thể hiện như thế nào?
51. Tại sao có thể khẳng định: điểm nổi bật trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là sự khoan dung rộng lớn.
52. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh: con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng.
53. Hãy làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất và chức năng văn hoá.
54. Hãy phân tích các quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về các lĩnh vực chính của văn hóa.
55. Hãy làm rõ sự vận dụng và phát triển tư tưởng văn hoá của Hồ Chí Minh với việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?