Phân tích nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội


Câu 17: Phân tích nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.

Trả lời:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân ái và tinh thần cộng đồng làng xã Việt Nam, được hình thành từ lâu đời trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
+ Hồ Chí Minh tiếp cận tư tưởng về CNXH từ phương diện kinh tế
Hồ Chí Minh đã tiếp thu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng sáng tạo và đưa ra nhiều kiến giải mới phù hợp với Việt Nam. Người khẳng định vai trò quyết định của sức sản xuất đối với sự phát triển của xã hội cũng như đối với sự chuyển biến từ xã hội nọ sang xã hội kia. Trên cơ sở nền tảng kinh tế mới, chủ nghĩa xã hội sẽ xác lập một hệ thống các giá trị đặc thù mang tính nhân bản thấm sâu vào các quan hệ xã hội. Bác cũng khẳng định, trong lịch sử loài người có 5 hình thức quan hệ sản xuất chính, và nhấn mạnh “ không phải quốc gia dân tộc nào cũng đều trải qua các bước phát triển tuần tự như vậy”. Bác sớm đến với tư tưởng quá độ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
+ Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hoá, đưa văn hoá thâm nhập vào chính trị, kinh tế tạo nên sự thống nhất biện chứng giữa văn hoá, kinh tế và chính trị.
+ Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức. Chủ nghĩa xã hội là đối lập với chủ nghĩa cá nhân.
+ Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ chủ nghĩa yêu nước và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc
Từ đặc điểm lịch sử dân tộc: Nước ta không trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ, mang đậm dấu ấn phong kiến phương Đông, mâu thuẫn giai cấp không gay gắt, quyết liệt, kéo dài, như ở phương Tây, do đó hình thành Quốc gia dân tộc từ sớm; Ngay từ buổi đầu dựng nước, chúng ta liên tục phải đấu tranh chống ngoại xâm, hình thành chủ nghĩa yêu nước truyền thống; Là nước nông nghiệp, lấy đất và nước làm nền tảng với chế độ công điền hình thành cộng đồng thêm bền chặt. Tất cả điều này là giá trị cơ bản của tinh thần và tư tưởng XHCN ở Việt Nam: Tinh thần yêu nước, yêu thương đùm bọc trong hoạn nạn đấu tranh, cố kết cộng đồng Quốc gia dân tộc.
Từ truyền thống văn hoá lâu đời, bản sắc riêng: đó là nền văn hoá lấy nhân nghĩa làm gốc, trừ độc, trừ tham, trọng đạo lý; nền văn hoá mang tính dân chủ; có tính chất khoan dung; một dân tộc trọng hiền tài; hiếu học...Hồ Chí Minh quan niệm, chủ nghĩa xã hội là thống nhất với văn hoá, “chủ nghĩa xã hội là giai đoạn phát triển cao hơn so với chủ nghĩa tư bản về mặt văn hoá và giải phóng con người”.
Từ tư duy triết học phương Đông: coi trọng hoà đồng, đạo đức nhân nghĩa. Về phương diện đạo đức, Người cho rằng: chủ nghĩa xã hội đối lập với chủ nghĩa cá nhân.
Hồ Chí Minh nhận thức về chủ nghĩa xã hội là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố: truyền thống và hiện đại; dân tộc và quốc tế; kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá. Hồ Chí Minh đã làm phong phú thêm cách tiếp cận về chủ nghĩa xã hội, đóng góp vào phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.
+ Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam và xu hướng phát triển của thời đại
Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX đặt ra yêu cầu khách quan là tìm một ý thức hệ mới đủ sức vạch ra đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn đem lại thắng lợi cho cách mạng Việt Nam. (Bậc cách mạng tiền bối hoặc là có ý thức giành độc lập dân tộc lại không có ý thức canh tân đất nước; hoặc là có ý thức canh tân đất nước lại kém ý thức chống Pháp). Cách mạng Việt Nam đòi hỏi có một giai cấp tiên tiến đại diện cho phương thức sản xuất mới, có hệ tư tưởng độc lập, có ý thức tổ chức và trở thành giai cấp tự giác đứng lên làm cách mạng. Hồ Chí Minh sớm nhìn thấy phong trào yêu nước Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng về đường lối, vì vậy cách mạng chưa đem lại giải phóng dân tộc. Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Cách mạng tháng mười Nga giành thắng lợi đã mở ra con đường hiện thực cho giải phóng dân tộc ở phương Đông: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH và Nguyễn Ái Quốc đã bắt đầu truyền bá tư tưởng CNXH trong dân.
+ Hồ Chí Minh đến với CNXH từ tư duy độc lập sáng tạo tự chủ

Đặc điểm của định hướng tư duy tự chủ sáng tạo là: định hướng tư duy trên cơ sở thực tiễn; luôn tìm tận gốc của sự vật, hiện tượng; kết hợp lý trí khoa học và tình cảm cách mạng. Tư duy của Hồ Chí Minh là tư duy rộng mở và văn hoá.


Tổng hợp Các câu hỏi
1. Trình bày khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
2. Điều kiện lịch sử - xã hội Việt nam và thế giới ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào?
3. Phân tích ảnh hưởng của truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
4. Phân tích vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
5. Phân tích vai trò của nhân tố chủ quan (các phẩm chất riêng của Người) trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
6. Hãy trình bày các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
7. Dựa trên cơ sở nào để khẳng định đến năm 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được hình thành về cơ bản
8. Hãy nêu phương pháp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh?
10. Hãy kể tên các tác phẩm, bài viết lớn của Hồ Chí Minh
11. Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc.
12. Chứng minh rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền của các dân tộc vừa mang tính cách mạng, khoa học vừa mang tính nhân văn sâu sắc.
13. Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
14. Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
15. Vì sao phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vào sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta
16. Không có gì quý hơn độc lập, tự do hay còn có gì quý hơn độc lập tự do? Chứng minh.
17. Phân tích nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
18. Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội.
19. Nhận thức của anh (hay chị) về quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của
20. Phân tích tính tất yếu của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
21. Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
22. Nêu phương hướng vận dụng và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
23. Bằng kiến thức tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được liên hệ với cuộc sống của bản thân, hãy phác thảo những nét lớn về cuộc sống trong tương lai của bạn và phương hướng thực hiện.
24. Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về khối đại đoàn kết dân tộc
25. Hãy làm rõ những quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc? Trong công cuộc đổi mới hiện nay, chúng ta vận dụng và phát triển quan điểm đó như thế nào?
27. Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác mặt trận trong giai đoạn hiện nay.
28. Hãy làm rõ quá trình nhận thức của Hồ Chí Minh về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại?
29. Hãy phân tích những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại?
30. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, được Đảng ta vận dụng và phát triển như thế nào?
31. Hãy phân tích quy luật ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam theo quan điểm của Hồ Chí Minh
32. Vì sao Hồ Chí Minh lại khẳng định: Đảng là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng Việt Nam tới thắng lợi.
33. Giải thích quan điểm của Hồ Chí Minh: "Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam".
34. Hãy phân tích những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Trong bối cảnh hiện nay những vấn đề gì trong công tác xây dựng Đảng đòi hỏi chúng ta cần đặc biệt quan tâm?
35. Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam phải luôn luôn giữ vững mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân?
36. Vì sao Hồ Chí Minh lại khẳng định: Đảng phải thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn ?
37. Hãy trình bày cơ sở và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
38. Hãy phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước?
39. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với hợp tác kinh tế quốc tế.
40. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xác định cơ cấu kinh tế ở nước ta.
41. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh trong việc xác định tốc độ xây dựng và phát triển của nền kinh tế xã hội ở nước ta từ thời kỳ miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
42. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng kế hoạch quản lý kinh tế.
43. Vai trò và phẩm chất của người cán bộ quản lý kinh tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
44. Phương hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế và quản lý kinh tế vào sự nghiệp đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay được đặt ra như thế nào?
45. Vì sao khi xây dựng những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới, Hồ Chí Minh thường sử dụng những khái niệm đạo đức của Nho giáo?
46. Hãy phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của Đạo đức.
47. Hãy trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới? ý nghĩa của quan điểm này đối với công cuộc chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu ở nước ta hiện nay?
48. Phân tích nguồn gốc hình thành tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
49. Phân tích khái niệm "con người" trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
50. Lòng thương yêu vô hạn của Hồ Chí Minh đối với con người được thể hiện như thế nào?
51. Tại sao có thể khẳng định: điểm nổi bật trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là sự khoan dung rộng lớn.
52. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh: con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng.
53. Hãy làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất và chức năng văn hoá.
54. Hãy phân tích các quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về các lĩnh vực chính của văn hóa.
55. Hãy làm rõ sự vận dụng và phát triển tư tưởng văn hoá của Hồ Chí Minh với việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?